Loài mực
Dưới đáy biển sâu, hai “gã khổng lồ”
đang tiến hành cuộc chiến. Đó là cá nhà táng và mực khổng lồ Nam Cực, cá nhà
táng dùng định vị bằng tiếng vang để săn mực, nhưng ngay cả khi đối đầu với kẻ
thù to lớn, con mực vẫn chiến đấu mạnh mẽ.
Các nhà khoa học biết được điều này bởi
trên xác cá voi dạt vào bờ, họ thường
tháy các vết sẹo giác hút tròn lớn, do những chiếc xúc tu to bám chặt lên thân
cá voi hằn lên.
Kích thước rất đa dạng từ những con mực
khổng lồ dài 14m, đến những loài mực lùn phương nam chỉ dài 2,5m. Chúng được
xếp vào nhóm động vật chân đầu.
Có khoảng 500 loài mực trên thế giới, chúng
sống rải rác trên khắp các đại dương.
Chúng là nguồn thức ăn tuyệt vời cho cá
voi, cá heo, cá mập, chim biển, các loài
cá và cả những con mực khác.
Trên thực tế, mực là loài săn mồi đáng
sợ dưới biển. Nhưng những đặc tính thích nghi vượt trội nhất của chúng là cách
thức tiến hóa để chặn đứng kẻ thù.
Mực thường được tìm thấy ở cửa sông,
biển sâu, và các vùng mước ngoài khơi. Chúng thường bơi thành từng đàn. Vùng
nước lớn, không nơi nương náu khiến chúng dễ bị tấn công, nên cơ chế tự vệ đều
tiên là đôi mắt ta và sáng. Loài mực khổng lồ có những con mắt to bằng cái đĩa
ăn. Chúng là loài có mắt to nhất trong thế giới động vật.
Tuy nhiên, khi trời tối hoặc nước âm u,
mực sẽ dựa vào cảm biến thứ hai, được tạo từ hàng nghìn tế bào sợi nhỏ li ti
dài khoảng 20 micron chạy dọc cơ thể. Các sợi tế bào được gán vào nowrron thần
kinh.
Các con vật khi bơi sẽ tạo ra đường rẽ
nước. khi các sợi trên mình mực phát hiện chuyển động và truyền tín hiệu tới
não, giúp chúng tìm hướng dòng nước. nhờ vậy, mực có thể cảm nhận được kẻ săn
mồi ngay cả trong dòng nước tối tăm nhất.
Nhờ lường được nguy hiểm, mực có thể
ngụy trang kẻ thù. Da mực chứa hàng nghìn cơ quan nhỏ gọi là sắc tố bào, chứa
sắc tố màu đen, nâu, đỏ, hoặc vàng và các vòng cơ bao quanh. Sắc tố bào phản
chiếu các tế bào bên dưới, giúp mực đổi màu và hòa mình theo môi trường xung
quanh. Khi các cô co lại, màu của sắc tố lộ ra.
Ngược lại, khi các cơ giãn ra, màu cũng
được giấu đi. Mỗi sắc tố bào được điều khiển riêng biệt bởi hệ thần kinh. Do
đó, trong khi một số sắc tố bào nở ra, số khác vẫn co lại. cách sắp xếp đó tạo
ra màu sắc tương phản, khiến thân dưới của mực có màu nhạt hơn thân trên, làm
mất bóng khiến kẻ thù không thể nhận ra nó từ bên dưới.
Tuy nhiên, vài loài săn mồi như cá voi
hoặc cá heo không bị mắc lừa, chúng dùng sóng âm để xác định con mực ngụy
trang. Để không bị lật tẩy, loài mực vẫn còn 2 tuyệt chiêu khác. Thứ nhất là
dùng mực, phun ra từ nang. Mực của loài mực chủ yếu gồm dịch nhầy và melanin,
tạo ra màu tối. khi phun mực, mực dùng vũ khí này để tạo ra vùng khói mù lớn có
thể chặn hoàn toàn tầm nhìn của kẻ thù hay tạo bóng ảo trông giống với nó, gọi
là giả hình, lừa kẻ săn mồi cho rằng đó là con mực thật.
Khi bị dồn đến bước đường cùng, mực dựa
vào phản lực để phóng vọt khỏi kẻ săn mồi, đạt vận tốc 40km/giờ và đi hàng mét
trong vài giây. Khả năng này biến chúng thành động vật thân mềm nhanh nhất trên
trái đất. vài loài mực phát triển hình thức thích nghi mới khá độc đáo. Loài
mực quỷ sống ở vùng biển sâu, khi bị hoảng sợ sẽ dùng các xúc tu có màng để tạo
thành áo choàng và trốn sau đó. Mặt
khác, chiếc đuôi cụt nhỏ của nó phun cát lên khắp mình khi nó đào hang trốn khỏi tầm mắt kẻ thù.
Sóc Trăng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét