Tổng số lượt xem trang

giaitrisoctrang

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Bạch tuộc


Loài Bạch tuộc
  
    Là loại sinh vật thân ngắn, mềm, hình ôvan (oval) thuộc bộ Octopoda sống dưới đáy biển. Có khoảng 289 đến 300 loài bạch tuộc trên thế giới, chiếm hơn 1/3 tổng số động vật thân mềm.

    Bạch tuộc có 8 chi dạng xúc tu (tám chân). Có thân thể mềm, không có bất kỳ vết tích nào của vỏ hoặc xương bên trong, như mực biển hay mực ống. Bạch tuộc có đến 3 trái tim. Hai trái tim bơm máu xuyên hai mang trong khi trái tim thứ ba bơm máu đi khắp thân thể.
    Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn, có loài chỉ sống được 6 tháng. Loài bạch tuộc khổng lồ ở Bắc Thái Bình Dương có thể sống tới 5 năm trong điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, sinh sản là một trong những nguyên nhân gây ra sự ngắn ngủi của vòng đời: những con bach tuộc đực có thể chỉ sống được vài tháng sau khi kết bạn, và những con bạch tuộc cái chết không lâu sau khi ổ trứng nở.  
     Bạch tuộc là động vật rất thông minh, khả năng học hỏi và có hệ thống trí nhớ, bao gồm cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Bạch tuộc con hầu như không học hỏi gì từ hành vi của bố mẹ, và chúng cũng có rất ít những liên hệ với bố mẹ.
Ảo thuật gia Bạch tuộc thoát khỏi hộp kính
    Ở Anh, những loài động vật thân mềm như Bạch tuộc được coi trọng và bảo vệ bằng pháp luật như những loài động vật có xương sống khác.
    Ba cơ chế phòng thủ tiêu biểu của Bạch tuộc là phun mực, ngụy trang và tự tháo bỏ tua. Hầu hết loài bạch tuộc có thể phun ra một loại mực hơi đen và dày như một đám mây lớn để thoát khỏi kẻ thù.
Bạch tuộc ngụy trang với nhiều màu sắc
      Bạch tuộc ngụy trang nhờ vào những tế bào da chuyên dụng có thể thay đổi màu, độ mờ và tính phản chiếu của biểu bì. Những tế bào sắc tố chứa đựng màu vàng, cam, đỏ, nâu, hay đen; một số loài có 3 màu, số khác có 2 hay 4. Những tế bào thay đổi màu khác cũng có thể được dùng để liên lạc hay cảnh báo những con bạch tuộc khác. Loài bạch tuộc xanh có độc sẽ trở thành màu vàng sáng khi bị khiêu khích.
      Một số loài Bạch tuộc có khả năng tách rời tua của nó khi bị tấn công. Những cái tua đã rời ra đó sẽ đánh lạc hướng kẻ thù. Chúng có thể biến đổi thân thể linh hoạt và màu sắc của mình giống những con vật nguy hiểm để dọa kẻ thù.
                                                    Bạch tuộc ngụy trang
    Tua giao cấu của bạch tuộc đực, thường là tua thứ ba bên phải, sẽ tách khỏi bạch tuộc đực trong thời gian giao cấu. Những con đực chết trong vòng vài tháng sau khi giao cấu. Những con cái có thể giữ tinh dịch trong thân chúng cho đến khi trứng trưởng thành. Sau khi được thụ tinh, Bạch tuộc cái đẻ khoảng 10.000 đến 70.000 trứng (số lượng này tùy thuộc vào mỗi loại và mỗi cá nhân). Bạch tuộc mẹ chăm sóc dàn trứng, bảo vệ chúng khỏi những loài thú ăn thịt và thổi nước qua trứng để cung cấp ôxy trong khoảng năm tháng (160 ngày) cho đến khi trứng nở.
Trứng Bạch tuộc
    Bạch tuộc mẹ không ăn trong suốt thời gian trên. Sau khi trứng nở, bạch tuộc mẹ chết và những con bạch tuộc con còn là ấu trùng mất một thời gian trong đám sinh vật trôi nổi, chúng ăn cua bể và ấu trùng sao biển cho tới khi chúng đủ lớn và chìm xuống đáy đại dương. Ở một số nơi sâu hơn, Bạch tuộc con không trải qua quá trình này. Đây là một khoảng thời gian nguy hiểm cho những con bạch tuộc con vì chúng có thể bị những sinh vật khác ăn động vật trôi nổi tấn công.
Bạch tuộc con nở
     Bạch tuộc có thị lực rất tốt. Bạch tuộc di chuyển bằng cách bò hoặc bơi. Nhưng cách di chuyển chính của chúng là bò, thỉnh thoảng mới bơi. Chúng chỉ di chuyển nhanh khi đói hoặc bị đe dọa, khi đó Bạch tuộc lợi dụng sức đẩy của nước để tạo phản lực tiến về trước.
Bạch tuộc săn cá mập
      Kích thước của Bạch tuộc có thể rất lớn. Những con bạch tuộc bị nhốt có khả năng mở nắp bể của mình và sống ngoài không khí trong một khoảng thời gian. Chúng còn có thể bắt và giết một số loại cá mập.
Sóc Trăng (sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét