Các loài rắn hổ độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn thuộc tám họ. Rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn hổ và rắn lục.
Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah)
Rắn hổ mang chúa mặc dù không chủ
động tấn công con người nhưng vẫn được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ
trong phạm vi sinh sống của chúng.
Không chỉ có khả năng phóng nọc độc, loài
rắn này còn có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi.
Nọc độc của
rắn hổ mang có độc tố tác động làm tê liệt hệ thần kinh, khiến người bị cắn rơi
vào hôn mê vào bỏ mạng. Chúng phân bố ở tất cả các vùng ở Việt Nam.
Rắn hổ đất (Naja kaouthia)
Rắn hổ đất hay còn gọi là hổ mang một mắt kính hay hổ phì.
Mỗi khi bị kích thích, cổ của loài rắn bành ra
rất đáng sợ. Chỉ một lượng nhỏ nọc độc của loài rắn này cũng có thể khiến con
mồi chết bất đắc kỳ tử.
Chúng phân bố ở tất cả các vùng ở Việt Nam.
Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus)
Rắn cạp nong sinh sống ở
nhiều môi trường sống khác nhau, từ rừng đến những vùng đất nông nghiệp.
Đây là
loài rắn độc cỡ tương đối lớn, thường dài trên 1m, đặc điểm là có những mảng
khoang màu vàng đen rất rõ ràng và nổi bật.
Nọc độc của rắn cạp nong không thua
gì rắn hổ mang.
Rắn cạp nia
Rắn cạp nia có đặc điểm nhận dạng là đầu thon mảnh, con
ngươi tròn, có mảng khoang màu khác biệt như rắn cạp nong nhưng màu của chúng
lại là đen và trắng xám.
Sinh sống tại các đồng cỏ và các cánh rừng có nhiều
bụi rậm.
Rắn cạp nia là nỗi kinh hoàng của con người khi bắt gặp phải chúng.
Rắn hổ mèo (Naja siamensis)
Rắn hổ mèo còn gọi là rắn hổ mang Xiêm.
Đây là một phân loài của rắn hổ phun nọc. Tính khí thay đổi
tùy thuộc vào thời gian trong ngày, sáng thì nhút nhát hiền lành, tối đến liền
hung dữ, ác độc.
Nọc độc của rắn hổ mèo khiến nó trở thành sát thủ động vật với
tác động gây hoại tử, chết tế bào, có khả năng giết chết khiến một người khỏe
mạnh, trưởng thành.
Sóc Trăng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét