Giới thiệu về loài Chuột
Họ nhà chuột trên khắp hành tinh chúng ta hết sức đông đảo, đa dạng. Các nhà sinh học và nông học đã ước tính chúng có khoảng 450 loại, bao gồm trên 20 họ. Ở nước ta, chúng đã có hàng trăm loại, hàng chục họ khác nhau.
Chuột túi (Kanguru biểu tượng của nước Úc)
Chuột Nhắt
1. Tổng quan về loài Chuột
Họ hàng nhà Chuột có rất nhiều: Chuột cống, Chuột nhắt, Chuột
chù, Chuột chũi, Chuột nhảy, Chuột Hamter, Chuột túi (Kangaroo), Chuột cạn (rái
cá), Chuột lang…
Chuột thuộc loài động vật có vú, bộ gặm
nhấm, có hai răng nanh mọc liên tục trong suốt cuộc
đời của chúng. Những chiếc răng nanh này
được mài sắc chủ yếu bằng cách gặm nhấm các vật thể khác và mài mòn vào nhau. Chúng
không chỉ đa chủng loại mà số lượng lại rất lớn, dễ thích nghi với mọi điều
kiện tự nhiên nên sự phân bố “cư dân" rất rộng lớn, dường như không ở đâu
không có chuột. Chúng có khả năng leo trèo
giỏi, có thể nhảy cao lên đến trên 50 cm, nên đa số rào cản bằng nilon với
chiều cao như hiện nay có tác dụng rất thấp trong việc ngăn chặn chúng. Những
hiểm họa mà loài gặm nhấm này gây ra cho sức khỏe con người cũng như nền
kinh tế là rất rõ ràng.
Thêm nữa, chúng không hề
cần việc "sinh đẻ có kế hoạch”. Tuy tuổi thọ của chuột ngắn, Chuột thường
chỉ sống 1- 2 năm, có con 2 - 3 năm; riêng Chuột hoang sống quá 6 năm, rái cạn
(con Rái cá cạn) sống tối đa 9 năm - nhưng mức sinh sản của chúng thì thật phi
thường, tạo ra dòng giống đông “ngập tràn lãnh thổ".
Theo khảo sát, chỉ trong 1
năm, một cặp chuột cống gây ra cả một bầy đàn con, cháu, chắt, chít cộng lại có
thể tới 15.552 con! Nguyên do là Chuột phát dục nhanh, số lần đẻ nhiều, thời
gian mỗi lứa đẻ ngắn, số con mỗi lần đẻ đông. Ở điều kiện bình thường, Chuột cống
loại có thân hình tương đối nhỏ, có thể đẻ 2 - 8 lứa/năm; 20 ngày tuổi là mở
mắt là có thể rời mẹ để sống độc lập. Và chuột cống 2 - 3 tháng tuổi là có thể
bắt đầu mang thai (bầu) rồi. Phần lớn các giống Chuột đẻ quanh năm, cả mùa khô
và mùa mưa. Nhưng một số ít giống Chuột chỉ sinh sản vào mùa Xuân và mùa Thu
thời tiết ấm, mát. Trong số này, chuột hoang, rái cạn, chuột nhảy sống ở đồi
hoang, đồng cỏ, sa mạc thì sức sinh sản thấp, chỉ đẻ mỗi năm 1 lần, và mỗi lần
đẻ từ 2 đến 8 con.Chuột có nhiều đặc điểm và tập tính. Chúng tôi chỉ nói tới
một đặc điềm và tập tính tiêu biểu, cũng là cái tạo nên nguyên nhân gây hại của
nó.
Ta đã biết, chuột là loài
gặm nhấm. Chúng có thói quen gặm nhấm mọi thứ cây trồng, đồ dùng trong nhà ở
bất cừ nơi nào nó cư trú, hoạt động. Đó là vì răng cửa Chuột không ngừng mọc
dài ra. Người ta thí nghiệm, đo đạc thì thấy rằng, mỗi năm răng cửa trên của Chuột,
cụ thể là Chuột trắng trưởng thành, có thể dài ra trung bình 114,3 mm; còn răng
cửa dưới dài ra trung bình 1.146,1mm. Cứ đà ấy, con chuột sẽ chết vì không sao
ăn uống được. Nếu chỉ đào hang, rũi đất, nhấm hạt ngũ cốc dù răng có mài mòn
đáng kể vẫn không triệt tiêu được tốc độ dài ra của răng cửa ấy. Vậy chuột phải
gặm nhấm. Chúng gặm, phá mọi thứ từ cây, củi gỗ đến đồ dùng của chúng ta, kể cả
đồ gia bảo. Gặm đồ cứng, tất yếu có răng bị mẻ gãy. Không sao, tế bào gốc răng
của chuột sinh trưởng mạnh, liên tục, không ngừng tạo những tế bào và men răng
mới bù đắp phần răng bị sứt mẻ kia rất mau chóng.
Chuột Nhảy
Chuột Hamter
Đồ dùng của chúng ta xưa
nay vẫn là "vật mài răng" của Chuột. Biết bao sản phẩm thông dụng sản
phẩm thủ công cao cấp quý giá của cá nhân, của dân tộc bị Chuột “tấn công”, phá
hủy, gây nên sự mất mát lớn rất đáng tiếc. Căm ghét Chuột gây hại, nhưng ta nên
hiểu sự thật là Chuột không ý thức việc ấy, chúng chỉ “mượn” các vật của chúng
ta để “mài răng” thôi! Có của thì giữ - cái anh chàng Chuột nếu biết nói hơn sẽ
lí sự với chúng ta như thế. Vâng, tôi phải giữ của cải của tôi, nguồn sống của
chúng tôi. Dù có điềm tĩnh trả lời như vậy, chúng tôi vẫn phải có biện pháp hữu
hiệu để phòng chống lũ xâm lăng kia ấy là phòng bằng rương hòm tốt để đựng đô
ăn thức dùng, là chống bằng một cạm bẫy, bả....diệt chuột.
2. Tập tính ăn uống của loài Chuột
Thói “ngặm nhầm” liên quan
đến tập tính phàm ăn và ăn nhiều của các loài Chuột.
Về lượng đồ ăn, mỗi con
chuột ăn trong một ngày có thể hết số thức ăn nặng bằng cơ thể của nó. Đương nhiên
là nó không thể ăn hết một lần. Nó ăn liên tục, nhiều lần trong ngày đêm, tiêu
hóa cũng liên tục. Tuy thế, nếu phải kiếm khó khăn, tối thiểu mỗi Chuột cống ăn
25 gram đồ ăn/ngày và chuột nhà ăn 2 gram đồ ăn/ngày. Chuột to thì uống 12 - 30
mm nước/ngày, chuột nhỏ uống 1 - 2mm nước/ngày. Chuột ở sa mạc, hoang mạc khô
cằn thì chỉ nước trong thức ăn cây cỏ là đủ, chúng có khả năng chịu khát, không
cần uống nước. Chuột ăn và dự trữ thức ăn (có con dự trữ trong hang tới 1 - 2
kg lương thực). Chúng vừa ăn vừa phá, thậm chí phá hoại còn lớn hơn ăn gấp trăm
lần.
Hãy thử tính, một con Chuột
cống ăn một năm tối thiểu 9 kg lương thực, thực phẩm thì 1 triệu con ngốn hết
9000 tấn. Theo số liệu của FAO, trên thế giới đang có tới 1 tỷ con Chuột, chúng
ngốn hết 9 triệu tấn lương thực, thực phẩm mỗi năm. Con số thiệt hại thật khổng
lồ! Nhưng số của cải do chúng phá còn lớn hơn thế nhiều lần hơn người ta tính
ra hàng năm, thiệt hại do Chuột gây ra trên thế giới hàng trăm triệu tấn lương
thực, thực phẩm. Những trận đại dịch Chuột phá mùa màng xưa nay ở đâu cũng có.
Nhiều cánh đồng lúa, hoa
màu của ta bị Chuột tàn phá ít là 5% nhiều là 30 - 50 %, có nơi tới 80%. Ngay
cả đồng cỏ, rừng cây, vườn quả cũng chịu chung số phận như thế! Điều này, thử
hỏi họ hàng nhà Chuột liệu có cách nào “biện minh”? Ấy là chưa kể đến tác hại
khôn lường khác nữa do Chuột gây ra, như cắn sách vở, quần áo, đường dây điện
thoại, người, gia súc, đào phá đê đập, tường kho; hay do Chuột gây ra và chịu
chung số phận bị tiêu diệt, như dịch bệnh, nhất là dịch hạch.
Đã đến nước này thì quá lắm
rồi, sao có thể tha thứ được! Con người được quyền tỏ thái độ cứng rắn. Dù có
chọn biểu tượng con Chuột trong mỗi chu trình niên lịch 12 con giáp, chúng ta
cũng phải kiên quyết tiêu diệt chuột.
Trong thế giới sinh vật tự
nhiên, một số loài chim, thú, rắn rất ham săn bắt chuột. Thịt Chuột là thức ăn
của mèo, chim cú , đại bàng, rắn....Hiện nay các loài vật ấy suy giảm nhiều. Số
lượng Chuột bị diệt bởi những kẻ thù tự nhiên, theo quy luật cân bằng sinh thái
từ muôn đời nay, giờ đây là không đáng kể. Chính con người tự gây khó khăn lớn
cho mình. Bằng hành động phá rừng, bắn giết động vật rừng, săn bắt chim thú,
gây ô nhiễm môi trường... đã làm mất đi không ít “bạn đồng minh” bắt sâu, diệt Chuột
hết sức rộng lớn, hiệu quả.
Tuy nhiên, về mặt nào đó,
hình ảnh con Chuột vẫn gần gũi với con người. Nó đã đi vào văn hóa nghệ thuật
dân gian Nghệ nhân dân gian xưa đã mượn hình tượng con vật này để ngụ vào đó
cái “lẽ sống, tình đời" của con người.
3. Nguyên tắc để kiểm soát và ngăn ngừa Chuột tấn công
Để hạn chế Chuột tấn công chúng ta cần phải thực hiện kết hợp 3 biện
pháp sau đây:
Đảm
bảo điều kiện vệ sinh: Nơi
nào có nhiều Chuột nghĩa là nơi đó có nhiều thức ăn cho chúng. Vì vậy, để hạn
chế được chúng, ta cần đảm bảo việc vệ sinh sạch sẽ nhà bếp và khu vực chứa
thức ăn. Bên cạnh đó, cần phải đóng kín các kho rác, bảo quản kỹ thức ăn thừa
để ngăn chặn đường thức ăn của chúng.
Phòng
tránh bằng cách ngăn chặn sự xâm nhập của Chuột: Về lý tưởng mà nói, cách tốt nhất để có thể kiểm
soát Chuột là làm sao cho chúng không tìm thấy đường vào bên trong nhà. Nhìn
chung, tất cả các khe, kẽ lớn hơn 1.3cm đều có thể bị các loài gặm nhấm sử dụng
để vào nhà. Các lối vào nơi mà tập trung các loại đường ống, dây dẫn sẽ là địa
điểm lý tưởng để Chuột vào. Do đó, các khe hở xung quanh các đường ống, dây dẫn
như điện, nước, nước thải, đường điều hòa, thông hơi cũng cần được kiểm tra
thường xuyên tránh có các khe hở. Ngoài ra, dùng vật dụng bằng kim loại hoặc
ván gỗ nẹp vào chân cửa có thể tránh việc Chuột tìm đường chui vào.
Giảm
mật độ Chuột: Các phương
pháp diệt Chuột sử dụng hóa chất và không sử dụng hóa chất có thể tiêu diệt
hiệu quả số lượng loài gặm nhấm hiện có trong nhà bạn.
Việc kết hợp các biện pháp thường mang lại hiệu quả cao hơn và kiểm
soát tình hình Chuột được lâu dài hơn.
Sóc Trăng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét