Tổng số lượt xem trang

giaitrisoctrang

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Chuồn chuồn

Loài Chuồn chuồn 
Chuồn chuồn thời tiền sử khổng lồ
     Chuồn chuồn (Odonata) là bộ côn trùng, khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, chia thành hai nhóm lớn: Chuồn chuồn ngô (Anisoptera) và Chuồn chuồn kim (Zygoptera), khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn thuộc lớp sâu bọ của ngành chân khớp.
    
     Chuồn chuồn có đầu tròn và lớn so với thân. Râu nhỏ, có hai đốt và một lông nhỏ dài phân đốt. Cơ quan miệng kiểu nghiền, 3 cặp chân có thể bắt mồi dễ dàng trong khi bay.
     Đôi mắt kép ở hai bên. Đôi mắt của chuồn chuồn được ghép bởi 300.000 vật kính (giống như thấu kính) và trở thành loài côn trùng có tầm nhìn tốt nhất trong giới động vật. Mỗi vật kính thu nhận một hình ảnh riêng được xử lý bởi 8 đôi tế bào thần kinh thị giác có nhiệm vụ kết hợp hàng nghìn hình ảnh lại với nhau để tạo nên một hình ảnh toàn diện nhất. Các yếu tố cảm biến hình ảnh cùng nhau được tích hợp trong bộ não của con vật. 
Đôi mắt kép của Chuồn chuồn
     Hai cặp cánh hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, và cử động độc lập nhau. Hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp, cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc. Tốc độ tối đa của chúng là từ 32km/h đến 65km/h.
Đôi cánh của Chuồn chuồn
      Phần thân bụng dài, chân mảnh hướng về trước.
     Phần phụ hậu môn ở đốt bụng thứ ba, thứ tư (ở con đực), thứ hai (ở con cái); cơ quan sinh dục ở đốt bụng thứ chín; cơ quan giao cấu thứ sinh ở đốt thứ hai (ở con đực).
Bụng và hậu môn của Chuồn chuồn
     Loài chuồn chuồn lớn nhất thế giới hiện nay là loài chuồn chuồn kim khổng lồ Trung Mỹ, Megaloprepus Coerulatus và Anax strenuus, một loài chuồn chuồn đặc hữu của quần đảo Hawaii
Chuồn chuồn kim khổng lồ
      Trong quá khứ, đã từng có loài chuồn chuồn với sải cánh dài 60 cm, hóa thạch của nó có niên đại 285 triệu năm. 
Hóa thạch Chuồn chuồn ngô
      Chuồn chuồn là côn trùng có ích, là thiên địch ăn thịt nhiều loài sâu hại cây trồng và ruồi, muỗi, bướm. Ấu trùng Chuồn chuồn sống trong nước (gọi là con Cơm Nguội hay Con Mày Mạy) khoảng 5 năm ăn thịt các loại cá nhỏ hay nòng nộc, sau đó lột xác và trở trưởng thành Chuồn chuồn.
      Chuồn chuồn trưởng thành thì sống trên cạn khoảng 1 tuần, đẻ trứng dưới nước sau đó sẽ chết. Do vậy, người ta thường thấy các con chuồn chuồn trưởng thành sống gần các đầm hay ao hồ. Tuy nhiên cũng có nhiều loài sống cách xa môi trường nước.

Vòng đời tiến hóa của Chuồn chuồn

Ấu trùng Chuồn chuồn
Ấu trùng lột xác thành Chuồn chuồn sau 5 năm sống dưới nước
Sóc Trăng (sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét