Tổng số lượt xem trang

giaitrisoctrang

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Dân ca Nam Bộ

Sơ lược về Dân ca Nam Bộ
Liên hoan Dân ca Nam Bộ

Nói đến Nam Bộ, chúng ta nghĩ đến một vùng đất màu mỡ có phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp hữu tình, có tài nguyên giàu có, trù phú. Không thể quên được con người Nam Bộ với tính tình cởi mở, hào hiệp, nặng nghĩa nhiều tình... mà hình như đất nước thiêng liêng đã dành riêng cho mảnh quê phương Nam này! Phải chăng phong cảnh thiên nhiên của thực tại vốn tràn đầy thơ mộng, nên càng khơi nguồn âm điệu dạt dào cho dân ca Nam Bộ giàu chất trữ tình, đậm màu thi vị... chắp cánh cho những hoài bão ước mơ sớm trở thành hiện thực...

Có thể nói Dân ca là thứ tài sản tinh thần quí giá mà dễ truyền miệng, dễ mang theo nhất ở mọi thời đại của người Việt di cư vào vùng đất Nam Bộ. 
Những thập niên cuối thế kỷ 20, nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu Dân ca Nam Bộ của các nhạc sĩ: Trần Kiết Tường, Quách Vũ, Lư Nhất Vũ… nhà thơ Lê Giang và các nhóm tác giả hội viên Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu và sáng tác dựa trên nền tảng tục ngữ, ca dao, đồng dao, hò, vè, lý, hát ru, nói thơ…tuy có nhiều dị bản khác nhau, nhưng phần lớn có nguồn gốc xuất xứ từ Bắc Bộ và Trung Bộ. 
Đồng thời trong quá trình lưu truyền, phổ biến rộng rãi bằng phương thức truyền miệng trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội… người dân Nam Bộ còn sáng tạo thêm ngày càng nhiều sản phẩm mới làm phong phú thêm và tạo nên đặc trưng riêng của kho tàng Dân ca Nam Bộ. 
Đây là một trong những nguồn cảm hứng sáng tạo góp phần quan trọng vào sự hình thành dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ. Và cũng chính những làn điệu Dân ca Nam Bộ đã góp phần hình thành ngữ điệu, giọng nói, giọng ca mang đặc trưng riêng của người dân Nam Bộ so với Bắc Bộ và Trung Bộ.
Để phân định và gọi theo vùng miền hay từng tỉnh thì người ta phân định bằng "ca từ", bằng "âm giọng" bằng cách "nhấn nhá""luyến lấy""ngân nga""rê giọng",... mà chỉ ở vùng miền này có thể hát hay từng tỉnh có thể hát được. Tuy chữ đọc thì giống nhau nhưng âm khi phát ra thì khác nhau chút đỉnh mà những nơi khác không dùng hay cách nhấn nhá, luyến láy của địa phương đó mà nơi khác không hát. Những bài dân ca miền Nam thì thường có chữ “má (mẹ), Bậu (em), đặng (được)…”, chữ “ê” đọc thành chữ “ơ”, dấu ngã đọc thành dấu hỏi,… nhưng nhìn chung thì vẫn là thoát thai từ lòng dân với đậm tính chất mộc mạc giản dị của họ.

Dân ca Nam Bộ rất phong phú về thể loại như: (Hò đối đáp)Lý (Lý Cái Mơn, Lý con Cúm Núm, Lý bông dừa, Lý con sáo Bạc Liêu...), Vọng cổ, Đờn ca tài tử, Hát ru (Ru bé ngủ ngon, Hát ru con..)Hát huê tình, Đồng dao (Úp lá khoai, Chặt cây dừa..)Nói thơ, Nói vè...
Hò đối đáp
        Hai thể loại tiêu biểu về dân ca Nam Bộ đó là  và , được các nhạc sĩ thường sử dụng làm chất liệu khi sáng tác ca khúc về Nam Bộ. Với một âm hưởng phóng khoáng, tự do, mang ít nhiều nhân tố "tự sự", chất liệu ca từ đơn giản, mộc mạc, vui tươi mà thấm đẫm nhiều nội dung ý nghĩa về tình yêu gia đình, quê hương, ca ngợi đức tính tốt đẹp,... Những ca khúc ấy thường được hát ru con của những người mẹ, hay trong những buổi lao động mệt nhọc để động viên nhau và trong tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa người với người...
Hòa tấu Dân ca
        Dân ca là một mảnh đất trù phú, một kho tàng âm điệu vô tận, nơi tập trung của tất cả những nhân tố thể hiện trực tiếp nhất, sinh động nhất tính cách dân tộc của một địa phương hay một dân tộc nào đó. 
Dân ca thể hiện ở nhiều lứa tuổi
        Và nền âm nhạc chuyên nghiệp với tất cả những hình thức phong phú muôn màu muôn vẻ của nó cũng đều bắt nguồn từ di sản dân tộc, từ vốn cổ truyền của thế hệ trước để lại. 

        Vì thế, tìm hiểu được kho tàng quý báu ấy đã là một chuyện không dễ, nhưng cái khó hơn hết, cái quyết định hơn hết là cần phải biết gạn đục, khơi trong, phải biết chọn lọc, lấy ra cái gì "tinh" nhất để phục vụ tốt cho cái hiện tại. Đó là vấn đề rất thiết yếu mà các nhạc sĩ nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn, huấn luyện, không riêng cho một địa phương nào, đều nhận thấy trách nhiệm của mình trước nhân dân trong việc xây dựng một nền văn học nghệ thuật tiên tiến có tính chất dân tộc và tính nhân dân sâu sắc. 
Sóc Trăng (sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét