Chiếc điện thoại đầu tiên
Trong
thế giới hiện đại, chiếc điện thoại đã trở thành một vật dụng hữu ích không thể
thiếu đối với đời sống của con người. Và người đã tạo ra cuộc cách mạng cho
ngành bưu chính viễn thông này chính là Alexander Graham Bell, ông tổ của chiếc
điện thoại ngày nay.
Alexander
Graham Bell (sinh ngày 3/3/1847, mất ngày 2/8/1922) là nhà phát minh, nhà khoa
học, nhà cải cách người Scotland .
Ông sinh ra và trưởng thành ở Edinburgh, Scotland, sau đó di cư đến Canada vào
năm 1870 và đến Mỹ vào năm 1871 rồi trở thành công dân Mỹ từ năm 1882. Bell luôn cảm thấy hứng thú đối
với việc tái hiện âm thanh.
Năm
23 tuổi, Alexander Graham Bell tập trung nghiên cứu về giọng nói của con người
và tai, do vậy ông đã khám phá ra phương pháp truyền tin bằng điện.
Trước khi chiếc máy điện thoại của Bell
ra đời vào năm 1876, ý tưởng về một chiếc máy điện thoại đã được đem ra tranh
luận từ năm 1844. Nhưng phải hơn 30 năm sau, người ta mới biến được giấc mơ đó
thành hiện thực, với cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa Alexander Graham
Bell và người trợ lý của ông ngồi cách đó 4-5 mét vào ngày 10/3/1876 với mẩu
hội thoại ngắn ngủi: “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!”.
Chiếc
điện thoại của Alexander Graham Bell thực sự là một bước tiến công nghệ đột
phá, là kết quả của một nỗ lực nghiên cứu tìm tòi ra phương thức liên lạc mới
thay thế cho máy điện báo thô sơ thường được sử dụng trước đó.
Alexander Graham Bell nói chuyện qua điện thoại năm 1892.
Những
chiếc điện thoại được sản xuất hàng loạt với thiết kế thô sơ chỉ
có 2 đầu: một ống nói và một ống nghe.
Đến sự ra đời tiếp sau đó của những
chiếc bốt điện thoại. Bốt điện thoại báo hiệu một xu hướng của tương lai khi mà
chúng giúp bạn có thể gọi cho bất cứ ai khi đi trên đường. Đây chính là tiền đề
để các mẫu điện thoại tiến gần hơn đến “mốc” di động.
"Điện thoại di động" đầu tiên với tên gọi "Carry phone"
Năm
1967, chiếc điện thoại “di động” đầu tiên có tên là “Carry phone”, đánh dấu một bước tiến gần hơn đến mẫu điện thoại di động
nguyên bản. Mang danh là di động nhưng việc sử dụng nó thì vô cùng bất tiện khi
người ta cứ phải vác “kè kè” bên mình một chiếc hộp máy to sụ nặng tới 4-5 kg
và giá thành lại rất cao nên nó hầu như không được phổ biến rộng rãi cho đến
khi phiên bản nhỏ gọn của nó được tung ra thị trường.
Ngày 3/4/1973, mẫu điện thoại cầm tay đầu tiên Motorola Dyna Tac do nhà phát minh Martin Cooper sáng chế được “trình làng”. Tuy nhiên, khi đó chúng đơn thuần là một màn trình diễn công nghệ mới chứ chưa thể được dùng để thay thế hoàn toàn cho điện thoại cố định. Hình dáng ban đầu giống như một “cục gạch” nặng nề thô kệch và vô cùng bất tiện khi mang theo mình.
Motorola Dyna Tac do Martin Cooper sáng chế 1973
Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động đã không ngừng phát triển cả về công nghệ và kiểu dáng. Các thương hiệu sản xuất di động hàng đầu trên thị trường có thể kể đến như Nokia, Blackberry, Samsung, LG, Sony Ericsson, Motorola…
Chúng ta không thể dự đoán trong tương lai chiếc điện thoại sẽ còn thay đổi đến đâu khi mà những tiến bộ khoa học công nghệ đang không ngừng phát triển. Song có một điều chắc chắn rằng, nó vẫn là một trong những vật dụng thiết yếu của chúng ta...
Ngày 3/4/1973, mẫu điện thoại cầm tay đầu tiên Motorola Dyna Tac do nhà phát minh Martin Cooper sáng chế được “trình làng”. Tuy nhiên, khi đó chúng đơn thuần là một màn trình diễn công nghệ mới chứ chưa thể được dùng để thay thế hoàn toàn cho điện thoại cố định. Hình dáng ban đầu giống như một “cục gạch” nặng nề thô kệch và vô cùng bất tiện khi mang theo mình.
Motorola Dyna Tac do Martin Cooper sáng chế 1973
Từ đó đến nay, chiếc điện thoại di động đã không ngừng phát triển cả về công nghệ và kiểu dáng. Các thương hiệu sản xuất di động hàng đầu trên thị trường có thể kể đến như Nokia, Blackberry, Samsung, LG, Sony Ericsson, Motorola…
Chúng ta không thể dự đoán trong tương lai chiếc điện thoại sẽ còn thay đổi đến đâu khi mà những tiến bộ khoa học công nghệ đang không ngừng phát triển. Song có một điều chắc chắn rằng, nó vẫn là một trong những vật dụng thiết yếu của chúng ta...
Sóc Trăng (sưu tầm)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét