Tổng số lượt xem trang

giaitrisoctrang

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Cây Dừa


Giới thiệu về cây Dừa



1.     Đặc điểm chung
 Cây dừa là một trong những loài cây phổ biến ở khắp thế giới. Ở Việt Nam, cây dừa phổ biến ở khu vực miền Nam Trung Bộ, bởi ở đây đất đai khí hậu nóng ẩm vô cùng thích hợp để trồng loại cây này. 

 Nhắc đến quả dừa, nước dừa… thì hẳn ai cũng đều biết, đều có thể tự hình dung, phác họa trong đầu của mình đó là một trái màu xanh, vỏ cứng, nước ngọt, ruột thơm vô cùng bổ dưỡng.
       
        Dừa là một loại cây ăn quả họ cau, vì vậy mà thân của cây dừa không phải là loại cây thân gỗ mà cũng không quá mềm mại như loài thực vật thân mềm.

       Thân dừa không quá cứng nhưng đủ vững chắc để nuôi những chùm quả trĩu nặng, tuy không quá cứng cáp nhưng nhờ có bộ rễ lớn, ăn sâu vào lòng đất mà dù cho có gió bão cũng không thể quật ngã được. Thân của cây dừa có màu nâu nhạt, sần sùi và thẳng tắp.

         Cây dừa không có cành mà chỉ có lá. Lá của cây dừa cũng không mọc ở thân cây mà chỉ mọc ở ngọn cây. Cao khoảng 20 – 25 m, trên thân dừa có những đốt như hổ vằn, thường có màu nâu sậm, đường kính khoảng 45 cm. Tùy vào từng giống dừa mà chiều cao của cây dừa cũng có sự khác nhau.

         Lá dừa rất giống lá của cây cau, nhưng nó lớn hơn và cứng cáp hơn rất nhiều. Lá dừa mọc thành từng tàu nên gọi là tàu dừa, lá dừa dày dặn và rất dài, ở giữa của mỗi chiếc lá đều nổi lên một đường gân lá lớn, cứng. Lá dừa còn được dùng để lợp mái nhà, được dùng để đun nấu thay cho rơm…nói chung chỉ một tàu dừa đơn giản thôi nhưng mang trong mình biết bao nhiêu công dụng hữu ích.
     
        
Rễ dừa có dạng hình tròn, nhỏ, mọc thành chùm ăm sâu vào trong đất, phạm vi rễ dừa phát triển có thể từ 2 -> 5m từ vị trí mọc của cây dừa. Vì vậy mà cây dừa vô cùng chắc chắc, dù có gió bão thổi qua cũng không thể quật ngã được nó.

         Quả dừa thường có màu xanh, to bằng quả bóng và thường mọc thành từng trùm. Quả của chúng kết thành buồng, mỗi cây có rất nhiều buồng và mỗi buồng dừa có nhiều quả, trung bình mỗi buồng từ 5 đến 10 trái dừa, có loại trên 20 trái.


Dừa Xiêm đỏ

     2. Lợi ích
        Cây dừa mang trong mình rất nhiều công dụng hữu ích dù là bộ phận nào của cây dừa cũng có thể phục vụ cho cuộc sống hàng ngày.

        Dừa là loại cây ăn quả, cây cảnh. Đối với trẻ em ở nông thôn thì những chiếc lá dừa là nguyên liệu làm nên những đồ vật, đồ chơi vô cùng đẹp mắt, đó là những con chuồn chuồn, cào cào, những chiếc đồng hồ… tuy những đồ chơi ấy được tạo ra từ những vật liệu đơn giản nhưng nó vô cùng đẹp, ngày nay người ta còn dùng lá dừa làm ra các đồ thủ công mĩ nghệ, vật lưu niệm cho du khác.


Thắt con cào cào

Thắt nón tai bèo

Đồ mỹ nghệ làm từ dừa
        Có 2 loại dừa: dừa cao và dừa lùn.
- Dừa lùn thường trồng để làm cảnh
       - Dừa cao được phân ra thành các loại dừa như: Dừa xiêm, dừa bị, dừa nếp, dừa lửa, dừa dâu, dừa dứa, dừa sáp.

       Quả dừa có rất nhiều công dụng hữu ích, vỏ dừa sau khi phơi khô được dùng để đun nấu, vỏ dừa cháy rất bén vì nó có dầu dừa, phần sọ của quả dừa vì cứng cáp nên những người nông dân sau khi thu hoạch thì rất khéo léo không làm nó bị vỡ và sau đó dùng làm gáo đựng nước. Phần ruột dừa vô cùng thơm ngon, nhiều công dụng nhất, nó có thể dùng để rang với thịt, dùng để ăn. Ngày nay nó còn được dùng để ép nước cốt dừa, làm đẹp cho da, làm thuốc chữa bệnh. Nước dừa thì để giải khát rất tốt, dùng để tắm cho trẻ sơ sinh… Ngoài ra nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc. Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rấr được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Lá dừa có thể dùng để lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời.        
        
       Thân dừa để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Do thân dừa rất chắc nên người ta đã dùng nó làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa...
        
       Bông dừa tươi được dùng làm vật trang trí rất đẹp mắt. Đọt dừa non có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Có một món ăn đăc biệt mà nhiều người không biết đó là con sâu sống trên cây dừa (còn gọi là đuông dừa). Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp nên được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng.

        Như vậy, Dừa là một loại cây rất có ích cho con người, và được phân bố trên khắp các nước trên thế giới mà con người cần bảo vệ.

      Lưu ý: dừa có nhiều loại: dừa xiêm xanh, dừa xiêm đỏ, dừa ta, dừa dứa, dừa xáp, dừa nước....
Sóc Trăng


0 nhận xét:

Đăng nhận xét