This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Nấu ăn đơn giản

Hãy cùng gia đình bạn thưởng thức hương vị quê hương.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Tổng số lượt xem trang

giaitrisoctrang

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Loài mực

Loài mực
        Dưới đáy biển sâu, hai “gã khổng lồ” đang tiến hành cuộc chiến. Đó là cá nhà táng và mực khổng lồ Nam Cực, cá nhà táng dùng định vị bằng tiếng vang để săn mực, nhưng ngay cả khi đối đầu với kẻ thù to lớn, con mực vẫn chiến đấu mạnh mẽ.

        Các nhà khoa học biết được điều này bởi trên xác cá voi dạt vào bờ,  họ thường tháy các vết sẹo giác hút tròn lớn, do những chiếc xúc tu to bám chặt lên thân cá voi hằn lên.
        Kích thước rất đa dạng từ những con mực khổng lồ dài 14m, đến những loài mực lùn phương nam chỉ dài 2,5m. Chúng được xếp vào nhóm động vật chân đầu.

        Có khoảng 500 loài mực trên thế giới, chúng sống rải rác trên khắp các đại dương.
        Chúng là nguồn thức ăn tuyệt vời cho cá voi,  cá heo, cá mập, chim biển, các loài cá và cả những con mực khác.
        Trên thực tế, mực là loài săn mồi đáng sợ dưới biển. Nhưng những đặc tính thích nghi vượt trội nhất của chúng là cách thức tiến hóa để chặn đứng kẻ thù.
        Mực thường được tìm thấy ở cửa sông, biển sâu, và các vùng mước ngoài khơi. Chúng thường bơi thành từng đàn. Vùng nước lớn, không nơi nương náu khiến chúng dễ bị tấn công, nên cơ chế tự vệ đều tiên là đôi mắt ta và sáng. Loài mực khổng lồ có những con mắt to bằng cái đĩa ăn. Chúng là loài có mắt to nhất trong thế giới động vật.
       Tuy nhiên, khi trời tối hoặc nước âm u, mực sẽ dựa vào cảm biến thứ hai, được tạo từ hàng nghìn tế bào sợi nhỏ li ti dài khoảng 20 micron chạy dọc cơ thể. Các sợi tế bào được gán vào nowrron thần kinh.
       Các con vật khi bơi sẽ tạo ra đường rẽ nước. khi các sợi trên mình mực phát hiện chuyển động và truyền tín hiệu tới não, giúp chúng tìm hướng dòng nước. nhờ vậy, mực có thể cảm nhận được kẻ săn mồi ngay cả trong dòng nước tối tăm nhất.
       Nhờ lường được nguy hiểm, mực có thể ngụy trang kẻ thù. Da mực chứa hàng nghìn cơ quan nhỏ gọi là sắc tố bào, chứa sắc tố màu đen, nâu, đỏ, hoặc vàng và các vòng cơ bao quanh. Sắc tố bào phản chiếu các tế bào bên dưới, giúp mực đổi màu và hòa mình theo môi trường xung quanh. Khi các cô co lại, màu của sắc tố lộ ra.
       Ngược lại, khi các cơ giãn ra, màu cũng được giấu đi. Mỗi sắc tố bào được điều khiển riêng biệt bởi hệ thần kinh. Do đó, trong khi một số sắc tố bào nở ra, số khác vẫn co lại. cách sắp xếp đó tạo ra màu sắc tương phản, khiến thân dưới của mực có màu nhạt hơn thân trên, làm mất bóng khiến kẻ thù không thể nhận ra nó từ bên dưới.


       Tuy nhiên, vài loài săn mồi như cá voi hoặc cá heo không bị mắc lừa, chúng dùng sóng âm để xác định con mực ngụy trang. Để không bị lật tẩy, loài mực vẫn còn 2 tuyệt chiêu khác. Thứ nhất là dùng mực, phun ra từ nang. Mực của loài mực chủ yếu gồm dịch nhầy và melanin, tạo ra màu tối. khi phun mực, mực dùng vũ khí này để tạo ra vùng khói mù lớn có thể chặn hoàn toàn tầm nhìn của kẻ thù hay tạo bóng ảo trông giống với nó, gọi là giả hình, lừa kẻ săn mồi cho rằng đó là con mực thật.
       Khi bị dồn đến bước đường cùng, mực dựa vào phản lực để phóng vọt khỏi kẻ săn mồi, đạt vận tốc 40km/giờ và đi hàng mét trong vài giây. Khả năng này biến chúng thành động vật thân mềm nhanh nhất trên trái đất. vài loài mực phát triển hình thức thích nghi mới khá độc đáo. Loài mực quỷ sống ở vùng biển sâu, khi bị hoảng sợ sẽ dùng các xúc tu có màng để tạo thành áo choàng và trốn sau đó.  Mặt khác, chiếc đuôi cụt nhỏ của nó phun cát lên khắp mình  khi nó đào hang trốn khỏi tầm mắt kẻ thù.

       Mực bay ở thái bình dương dùng phản lực với mục đích khác: để phi thân koir mặt nước. khả năng thích nghi nhanh chóng của mực đã cho phép chúng sinh sôi nhanh chóng trong 500 triệu năm qua.
Sóc Trăng

xem

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Cá nục kho măng khô

Cá nục kho măng khô


1. Chuẩn bị
    Cá nục: ít nhất 2 con (tùy bạn).
    Măng khô: nửa kg (tùy bạn).
    Ớt, tỏi, hành, đường, nước mắm, gia vị nêm, nước dừa vừa đủ.
2. Tiến hành
   Bước 1: 
    Măng khô: rửa xong rồi luộc nhiều lần đến khi nước vàng nhạt lại, cắt thành cọng nhở vừa ăn.
    Cá nục: cắt đôi (tùy bạn), ướp với ớt xay hoặc ớt bâm nhuyễn ít cay, nước mắm, đường, tiêu để cho cá ngắm với gia vị.

   Bước 2:
     Bâm nhuyễn hành tím + tỏi + ớt (số lượng tùy khẩu vị của bạn).
     Phi các gia vị trên lên chảo với dầu sau đó  cho vào ít nước.

   Bước 3:
     Cho cá vào nồi, khi cá săn lại rồi mới cho nước ướp và, vặn lửa nhỏ cho nước ướp ngấm vào thịt cá.
     Cho nước dừa vào nồi khác đun sôi rồi cho cá đã khử vào nồi nước dừa + măng. 
     Nêm sao cho vừa khẩu vị của bạn, đun lửa nhỏ khoảng 25p.
Chúc các bạn ngon miệng!!!
Sóc Trăng (sưu tầm)

     

xem

Món cá kho

Món cá kho các loại
(nước mặn, nước ngọt)
Bước 1: Chế biến cho cá không tanh
     Thứ nhất, bạn nên rửa cá bằng nước vo gạo sẽ giúp cá bớt tanh khi chế biến. Hoặc khi rửa nên xát muối vào mình cá, rửa bỏ hết máu tanh ở bụng và máu đọng dọc xương sống cá và mang cá.
     Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rượu gừng, hoặc giấm gạo hay muối hạt, chanh tươi để chà xát bề mặt ngoài và mặt trong con cá. Mùi thơm của rượu, giấm hoặc chanh và tính khử trùng của muối hạt sẽ nhanh chóng làm mùi tanh biến mất cũng như cá không còn bị nhớt.
     Sau khi rửa sạch thì để cá ráo hoặc thấm khô cá rồi mới chế biến thì cũng giúp hạn chế mùi tanh. Và bạn nên nhớ, phần bụng của cá sẽ có những lớp màng đen, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nồi cá của bạn bị tanh. Chính vì vậy, bạn hãy bóc hết phần màng đen đó và rửa lại thật sạch.
      Nếu làm cá mà bị vỡ mật, bạn có thể dùng rượu xoa vào chỗ mật cá, để một lúc, sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh, vị đắng của mật cá sẽ hết.
Cá bóng trứng
Bước 2: Chiên hoặc rán qua cá
      Chiên, rán sơ qua. Cá sẽ thơm ngon, ngậy và không bị vỡ, sau khi hoàn thành vẫn nguyên con trông rất đẹp mắt và có độ dai. Đặc biệt với những loại cá như cá bống, cá kèo, cá cơm, cá trích, cá trứng…nên làm theo cách này.
      Nếu không có thời gian chiên rán, các bạn có thể làm theo cách khác là để con cá, hoặc khúc cá đã được rửa sạch vào một chiếc rổ thưa. Sau đó dội nước nóng ở tầm 70 – 80 độ lên con cá. Nhớ đảo đều tay và nước không quá nóng dễ làm tróc da cá, rồi để ráo nước. Việc này giúp cho cá chẳng những không còn mùi tanh, mà còn giúp cá săn chắc lại, để lúc nấu lên vô cùng thơm ngon.
Cá bóng cát
Bước 3: Ướp cá
      Sau khi chiên hoặc gián, tiếp đến là khâu ướp cá. Muốn kho cá chắc thịt và thơm nên ướp cá với gia vị trước khoảng 2 giờ. Mỗi một người, mỗi vùng miền có cách kho cá và nêm mếm gia vị khác nhau tạo nên những hương vị đặc trưng của món ăn. Tuy nhiên, chung quy lại, khi ướp cá, thường cần phải có: riềng, gừng, nước mắm ngon…
      Ngoài những nguyên liệu trên, các bạn có thể sử dụng lá chè tươi, hoặc một ít trà khô (trà mạn) hoặc những gia vị mà bạn thích.
Cá lốc
Bước 4: Kho cá
     Bạn nên lưu ý rằng khi cho nước vào kho cá thì không nên đổ nước lạnh, mà nên đổ nước đun sôi vào kho để cá không bị tanh. 
Lưu ý, trong quá trình kho không đảo hoặc trộn cá lên vì như vậy sẽ làm cá nát và mất ngon.
     Lúc ban đầu khi mới bắc nồi cá kho lên bếp thì nên đun lửa thật lớn đến khi nồi cá sôi lên thì hạ lửa nhỏ đến khi cạn nước.
     Khi kho cá, bạn nên kho chung với một ít mỡ gà hoặc mỡ heo, cá kho sẽ béo và ngon hơn.
     Bạn cũng có thể cho thêm một ít nước cốt dừa vào nồi cá kho để cá được thấm gia vị, béo và thơm hơn. Cá kho xong nên rắc thêm một ít tiêu cho cá thơm hơn.
     Một điều chị em cần ghi nhớ là không nên cho dầu/mỡ vào cá ngay từ khi ướp, bởi làm vậy món cá sẽ mềm ra.
Cá hú
Chúc các bạn ngon miệng!!!
Sóc Trăng

xem

Dung dăng dung dẻ


Dung dăng dung dẻ

A. Cách chơi cho người lớn
   1. Đặc điểm trò chơi: Như một trò thể dục nhẹ cho các bạn nhỏ. Chơi trong nhà hoặc ngoài sân.
   2. Số lượng người chơi: mỗi nhóm từ 5 đến 10 bạn
   3. Hướng dẫn cách chơi:

      Quảng trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất, số lượng vòng tròn sẽ ít hơn số người chơi là 1.
      Ví dụ: nếu một nhóm có 10 người chơi thì vẽ 9 vòng tròn, nhóm có 6 người chơi thì vẽ 5 vòng tròn.

      Sau khi chi nhóm và vẽ vòng tròn xong, người chơi sẽ nắm vạt áo của nhau tạo thành 1 hàng đi quanh các vòng tròn và cùng đọc bài đồng dao “Dung dăng dung dẻ”
“Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cốc ở nhà
Cho gà xới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây"


      Khi vừa đọc hết chữ “đây”. Người chơi phải nhanh chóng nhảy vào vòng tròn gần mình nhất và ngồi xuống. khi đó srx có một người chơi không có vòng tròn nào để ngồi vào nên người đó là người thua cuộc.
     Tiếp tục cuộc chơi cho đển khi chỉ còn 2 người. 2 nguoi này là người thắng cuộc trong trò chơi “Dung dăng dung dẻ”

B. Cách chơi cho trẻ em
                               (Lưu ý: đây như là bài tập thể dục nhẹ cho trẻ)
   1. Đặc điểm trò chơi: Như một trò thể dục nhẹ cho các bạn nhỏ. Chơi trong lớp hoặc ngoài sân.
   2. Số lượng người chơi: mỗi nhóm từ 5 đến 10 trẻ
   3. Hướng dẫn cách chơi:


      Một người lớn đứng giữa, các cháu nhỏ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao:

     Dung dăng dung dẻ

       Dắt trẻ đi chơi

       Đến cửa nhà trời

       Lạy cậu lạy mợ
       Cho cháu về quê
       Cho dê đi học
       Cho cóc ở nhà
       Cho gà bới bếp
       Ù à ù ập
       Ngồi xập xuống đây”



       Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp đến khi muốn nghĩ thì thôi.


Chúc các bạn chơi vui vẻ!!!
Sóc Trăng


xem

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2018

Tắc kè


Tắc kè

   1. Tắc kè (danh phápGekko gecko) là một loài động vật bò sát trong chi Tắc kèhọ Tắc kè. Tên của nó được lấy để đặt cho chi và họ này.

   2. Đặc điểm sinh học

       Đầu dẹt, hình như hình tam giác, có phủ bởi vảy nhỏ dạng hạt. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt, con ngươi cử động dọc. Mắt tắc kè có độ tập trung rất tốt.
       Tắc kè có thân hình khá lớn (đứng thứ hai trong chi Tắc kè), con đực có thể dài tới 30 - 40cm, con cái 20 - 30cm, với trọng lượng dao động 150-300g. Tuổi thọ trung bình 7 - 10 năm, tuy nhiên cá biệt có những con nuôi nhất đã được ghi nhận sống đến 18 năm.
       Lưng màu xanh xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ.
       Đuôi chiếm 30 - 40% chiều dài cơ thể, có 6 - 9 khúc xám xen 6 - 9 khúc vàng nhạt,khi đứt có thể mọc lại, có 2 lỗ dưới hậu môn.
       Chân 5 ngón có vuốt (trừ 1 ngón không có). các ngón chân có tính bám dính tốt
       Tắc kè thường sống đơn độc, chỉ tìm đến nhau vào mùa giao phối
Tắc kè hoa
    3. Phân loại
      Hiện có hai phân loài của tắc kè được ghi nhận:
        G. g. gecko: vùng đông bắc Ấn Độ và đông Indonedia.
        G. g. azhari (Mertens 1955): Bangladesh.
Loài tắc kè Gekko Canhi
    4. Phân bổ
Tắc kè nước Việt nam
        Việt Nam: các tỉnh trung du và miền núi, rừng tràm và rừng đước Nam bộ, các đảo lớn ven biển.
        Thế giới: Đông bắc Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc,Thái lan, Lào, Campuchia.
Sóc Trăng

xem

Một số loài Bướm đẹp ở Việt Nam

Một số loài Bướm đẹp ở Việt Nam

Bướm vàng chanh di cư (Catopsilia pomona)

thuộc họ Bướm phấn (Pieridae)

Bướm Phấn cam di cư (Catopsilia scylla)
thuộc họ Bướm phấn (Pieridae)

Bướm Phấn gân đen (Appias libythea)
thuộc họ Bướm phấn (Pieridae)

Bướm trắng lớn chót cam đỏ (Hebomoia glaucippe)
thuộc họ Bướm phấn (Pieridae)

Bướm nâu Ấn Độ (Euploea core)
thuộc họ Bướm đốm (Danaidae)

Bướm hổ vằn (Danaus genutia)
thuộc họ Bướm đốm (Danaidae)

Bướm Đốm xanh nền đen (Tirumala septentrionis)
thuộc họ Bướm đốm (Danaidae)

Bướm trứng bay mạo danh lớn (Hypolimnas bolina)
thuộc họ Bướm giáp (Nymphalidae)

Bướm Giáp cánh ren vạch trắng (Cethosia cyane)
thuộc họ Bướm giáp (Nymphalidae)

Bướm hoa Păng xê đuôi công (Junonia almana)
thuộc họ Bướm giáp (Nymphalidae)

Bướm Phượng đốm vàng chanh (Papilio demoleus)
thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae)

Bướm chai xanh thường (Graphium sarpedon)
thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae)

Bướm cam đuôi dài (Papilio polytes)
thuộc họ Bướm phượng (Papilionidae)

Bướm Nhảy nâu đỏ (Iambrix salsala)
thuộc họ Bướm nhảy (Hesperiidae)

Bướm Phượng xanh đuôi nheo (Lamproptera meges)


Bướm ngô xanh (Zeltus amasa)

Bướm cánh vân hoa (Junonia atlites)

Bướm nâu cánh gân đen (Appias libythea)

Bướm lãng tử (Castalius rosimon)

Bướm nhãn lồng đỏ (Acraea violae)
Sóc Trăng (sưu tầm)



xem

Các loài bướm đẹp ở Việt Nam


Các loài bướm đẹp ở Việt Nam

     Việt Nam là miền đất của hàng trăm loài bướm khác nhau, trong đó có những loài đẹp, kỳ lạ và vô cùng quý hiếm.

Bướm kiếm
    Bướm kiếm có hình thái đẹp và giá trị thương mại cao. 
    Loài bướm hiếm này còn có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, sống ở vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Kon Tum và Lâm Đồng.
Bướm báo hoa đỏ
     Bướm báo hoa đỏ thường gặp ở khoảng trắng trong rừng hoặc ở khu dân cư. 
     Đây là loài bướm có kích thước tuy không lớn nhưng rất đẹp và hấp dẫn. 
    Bướm báo hoa đỏ có màu cam đỏ với diềm cánh dạng răng cưa rất sâu, nhọn, viền đen, vùng trung tâm cánh sau có phần nhỏ đóng. Con đực và con cái có màu sắc khác nhau.
Bướm lá khô
     Bướm lá khô còn có tên gọi khác là bướm lá sồi dải cam. Đây là loài bướm nổi tiếng vớ khả năng ngụy trang để lẩn trốn kẻ thù. 
      Khi chúng đậu và khép cánh lại, mặt dưới cánh giống hệt như một chiếc lá khô. Với phần đuôi cánh sau kéo dài như một chiếc cuống lá và một đường màu nâu kéo dài đến chót cánh trước tạo thành gân chính của lá.
Bướm hổ vằn
     Bướm hổ vằn nổi bật với bộ cánh vô cùng bắt mắt. Đây là loài bướm phổ biến và xuất hiện quanh năm ở nước ta. 
     Thức ăn của chúng là loài cây có độc. Bướm hổ vằn có màu cam sậm với màu đen chạy dọc các đường gân cánh rõ ràng. 
     Loài bướm này sống ở các độ cao khác nhau và các môi trường khác nhau trừ các rừng nguyên sinh ở độ cao trên 700m.
Bướm phượng Aturus
     Bướm phượng Aturus còn được gọi là bướm công xanh. Đây là loài bướm lớn và có hình dáng, màu sắc đẹp thường thấy trong rừng. 
     Ở nước ta, bướm công xanh thường phân bố ở các khu rừng miền bắc và miền trung.
Bướm đuôi lá xanh
     Bướm đuôi dài xanh là loài bướm lớn, có đuôi dài với kích thước sải cánh từ 180 - 190 mm.
     Ngày nay bướm đuôi xanh càng hiếm do diện tích rừng bị thu hẹp nhanh, vì vậy mà nó đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam
    Đây là loài bướm này rất được ưa chuộng để sưu tập do có màu sắc và hình dáng lạ mắt. 
Sóc Trăng

xem

Các loài rắn hổ độc ở Việt Nam

Các loài rắn hổ độc ở Việt Nam

       Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn thuộc tám họ. Rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn hổ và rắn lục.

Rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) 
     Rắn hổ mang chúa mặc dù không chủ động tấn công con người nhưng vẫn được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng. 
    Không chỉ có khả năng phóng nọc độc, loài rắn này còn có khả năng khống chế lượng chất độc khi cắn con mồi. 
     Nọc độc của rắn hổ mang có độc tố tác động làm tê liệt hệ thần kinh, khiến người bị cắn rơi vào hôn mê vào bỏ mạng. Chúng phân bố ở tất cả các vùng ở Việt Nam.

Rắn hổ đất (Naja kaouthia)
     Rắn hổ đất hay còn gọi là hổ mang một mắt kính hay hổ phì.
    Mỗi khi bị kích thích, cổ của loài rắn bành ra rất đáng sợ. Chỉ một lượng nhỏ nọc độc của loài rắn này cũng có thể khiến con mồi chết bất đắc kỳ tử.
     Chúng phân bố ở tất cả các vùng ở Việt Nam.

Rắn cạp nong (Bungarus fasciatus)
     Rắn cạp nong sinh sống ở nhiều môi trường sống khác nhau, từ rừng đến những vùng đất nông nghiệp. 
     Đây là loài rắn độc cỡ tương đối lớn, thường dài trên 1m, đặc điểm là có những mảng khoang màu vàng đen rất rõ ràng và nổi bật. 
      Nọc độc của rắn cạp nong không thua gì rắn hổ mang.

Rắn cạp nia 
    Rắn cạp nia có đặc điểm nhận dạng là đầu thon mảnh, con ngươi tròn, có mảng khoang màu khác biệt như rắn cạp nong nhưng màu của chúng lại là đen và trắng xám. 
     Sinh sống tại các đồng cỏ và các cánh rừng có nhiều bụi rậm.
     Rắn cạp nia là nỗi kinh hoàng của con người khi bắt gặp phải chúng.

Rắn hổ mèo (Naja siamensis)
     Rắn hổ mèo còn gọi là rắn hổ mang Xiêm.
    Đây là một phân loài của rắn hổ phun nọc. Tính khí thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày, sáng thì nhút nhát hiền lành, tối đến liền hung dữ, ác độc. 
    Nọc độc của rắn hổ mèo khiến nó trở thành sát thủ động vật với tác động gây hoại tử, chết tế bào, có khả năng giết chết khiến một người khỏe mạnh, trưởng thành.
Sóc Trăng





xem