This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Nấu ăn đơn giản

Hãy cùng gia đình bạn thưởng thức hương vị quê hương.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Tổng số lượt xem trang

giaitrisoctrang

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Dân ca Bắc Bộ


Sơ lược về Dân ca Bắc Bộ


Bắc Bộ, chúng ta nghĩ đến một vùng đất có đồi núi và đồng bằng, có phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp hữu tình, có tài nguyên giàu có, trù phú. Con người cởi mở, hào hiệp, nặng nghĩa nhiều tình...  Phong cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, nên càng khơi nguồn âm điệu dạt dào giàu chất trữ tình... Dân ca Việt Nam rất phong phú, tất cả những bài ca do dân quê sáng tác mà không thuộc về nhạc triều đình, không thuộc về nhạc thính phòng cũng như nhạc tôn giáo, tất cả những gì không thuộc về 3 loại trên, được xếp vào loại dân ca.


        Dân ca là những bài ca không biết ai là tác giả, được truyền miệng từ đời này sang đời khác, dính liền với đời sống hàng ngày của người dân quê, từ bài hát ru con, cho tới bài hát trẻ em vui chơi, các loại hát lúc làm việc, hát đối đáp, lễ hội thường niên.
       Dân ca cũng mang màu sắc địa phương rất đặc biệt, tùy theo phong tục, ngôn ngữ, giọng nói, âm nhạc của từng vùng mà khác đi đôi chút. 
       Nói chung trong các bài dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ...” và các dấu giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được dệt bới những nốt nhạc sao cho việc phát âm được rõ nét. Một số phụ âm được phát âm một cách đặc thù như: “r, d, gi” hay “s và x” phát âm giống nhau, không phân biệt nặng nhẹ, và luôn luôn bắt đầu bằng chữ "à…ời…à…ơi".

       Chúng ta thấy là thang âm đó được tìm thấy trong rất nhiều những bài dân ca miền Bắc chẳng hạn như bài "Cò lả". Đó là những bài hát đi vào từ hát ru, đứa trẻ nghe được và thấm nhuần thang âm đó, rồi khi lớn lên nó sẽ đi vào những cuộc thi hát với nhau hay trong các loại như là hát trống quân, hát quan họ, hát phường vải, hát xoan, hát ví… tất cả những loại đó đều thoát thai từ thang âm ngũ cung như tôi vừa nói.
        Hát dân ca miền Bắc, mỗi một loại đều có những truyền thống rất đặc biệt và rất khó, đặc biệt ở miền Bắc có loại gọi là hát hội. Hát hội có nhiều loại, thí dụ hát trống quân, hát quan họ, cò lả ở vùng Bắc Ninh, hát phường vải ở Nghệ Tĩnh, hát ghẹo ở Thanh Hóa, hát xoan ở Phú Thọ. 
Hát xoan Phú Thọ
      Hát hội hay hát đối thường mang những đặc điểm chung như sau: người hát và làng xã phải đối với nhau, thí dụ: nhóm nam ca sĩ phải đối với nhóm nữ ca sĩ và phải thuộc làng xã khác nhau, hầu hết đều có đặc tính là hát tình ca để đưa đến vấn đề hôn nhân, đồng thời, đặc tính đoàn thể cũng rất được nhấn mạnh, chẳng hạn, trong quan họ có tục kết bạn thuộc vào gia đình quan họ, có liền anh, liền chị, anh hai, chị hai, anh ba, chị ba, theo thứ tự, tùy theo người hát giỏi hay dở chứ không kể vào tuổi tác, có thể người anh hai 30 tuổi, người anh tám lại 80 tuổi.
Hát ghẹo ngày xuân
       Truyền thống kết bạn trong một gia đình được thấy trong hát ghẹo ở Thanh Hóa, hát xoan ở Phú Thọ cũng có tục kết nghĩa với nhau. Thi đua là một trong những đặc tính quan trọng trong một cuộc hát đối, các người hát phải thi đua về trí nhớ, lời ca hay óc nhạy bén, phải tùy cơ ứng biến. Nhưng điều quan trọng nhất trong hát đối đáp phải ứng tác ứng tấu nghĩa là bên kia hát mình phải đối lại về cả nhạc và lời, chỉ có trong quan họ là có vấn đề điệu nhạc đối và lời hát đối với bên kia. 
         Do những đặc tính đó, trong quan họ, mỗi lần gặp nhau nảy sinh ra một số bài hát mới, tính cho đến hôm nay, truyền thống quan họ có trên 600 bài khác nhau, trong khi đó, những loại dân ca khác như cò lả hay trống quân chỉ có 1 giai điệu thôi. Đặc trưng của nhạc Việt Nam là dấu và thanh, nó làm thay đổi làn điệu nhưng vẫn giữ đúng màu sắc.
Hát trống quân
     Trong văn chương dân gian của người Việt Nam và trong các loại nhạc dân ca của Việt Nam thì người ta chú trọng nhiều về lời hơn là về nhạc. Khi hát hội, thường xảy ra trong một phạm vi địa lý nhỏ hẹp như Bắc Ninh, Thanh Hóa, Phú Thọ… 
        Mỗi một cuộc thi hát thường chia làm 3 hay 4 giai đoạn như hát mời ăn trầu trong trống quân, hát giọng lề lối trong quan họ, hát dạo, hát chào, hát mừng, hát hội của phường vải, hát dạo, hát mừng, hát thăm trong hát ghẹo. 
       Sau khi mở đầu của hát thi thì đến phần trả lời câu đố trong trống quân, giọng vặt trong quan họ, hát đố, hát đối trong phường vải, hát đối, hát se kết trong hát ghẹo. Sau đó, là những cuộc thi tiếp tục giai đoạn 3 gồm có: hát khen tặng trong trống quân, hát mời se kết trong phường vải; giai đoạn cuối cùng là hát tiễn trong phường vải, hát giã bạn trong quan họ, hát thề, hát dặm trong hát ghẹo, hát giã bạn trong hát xoan…
Hát quan họ Bắc Ninh

       Chúng ta có thể thấy rằng những điệu hát trong dân ca miền Bắc rất phong phú và theo lề lối, lời hát thì có nhiều từ ngữ Hán Việt, thành ra người hát phải có trình độ cao thì mới có thể hát và hiểu được.
Sóc Trăng (sưu tầm)

xem

Dân ca Nam Bộ

Sơ lược về Dân ca Nam Bộ
Liên hoan Dân ca Nam Bộ

Nói đến Nam Bộ, chúng ta nghĩ đến một vùng đất màu mỡ có phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp hữu tình, có tài nguyên giàu có, trù phú. Không thể quên được con người Nam Bộ với tính tình cởi mở, hào hiệp, nặng nghĩa nhiều tình... mà hình như đất nước thiêng liêng đã dành riêng cho mảnh quê phương Nam này! Phải chăng phong cảnh thiên nhiên của thực tại vốn tràn đầy thơ mộng, nên càng khơi nguồn âm điệu dạt dào cho dân ca Nam Bộ giàu chất trữ tình, đậm màu thi vị... chắp cánh cho những hoài bão ước mơ sớm trở thành hiện thực...

Có thể nói Dân ca là thứ tài sản tinh thần quí giá mà dễ truyền miệng, dễ mang theo nhất ở mọi thời đại của người Việt di cư vào vùng đất Nam Bộ. 
Những thập niên cuối thế kỷ 20, nhiều công trình sưu tầm, nghiên cứu Dân ca Nam Bộ của các nhạc sĩ: Trần Kiết Tường, Quách Vũ, Lư Nhất Vũ… nhà thơ Lê Giang và các nhóm tác giả hội viên Hội Văn Nghệ Dân Gian Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu và sáng tác dựa trên nền tảng tục ngữ, ca dao, đồng dao, hò, vè, lý, hát ru, nói thơ…tuy có nhiều dị bản khác nhau, nhưng phần lớn có nguồn gốc xuất xứ từ Bắc Bộ và Trung Bộ. 
Đồng thời trong quá trình lưu truyền, phổ biến rộng rãi bằng phương thức truyền miệng trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội… người dân Nam Bộ còn sáng tạo thêm ngày càng nhiều sản phẩm mới làm phong phú thêm và tạo nên đặc trưng riêng của kho tàng Dân ca Nam Bộ. 
Đây là một trong những nguồn cảm hứng sáng tạo góp phần quan trọng vào sự hình thành dòng âm nhạc tài tử Nam Bộ. Và cũng chính những làn điệu Dân ca Nam Bộ đã góp phần hình thành ngữ điệu, giọng nói, giọng ca mang đặc trưng riêng của người dân Nam Bộ so với Bắc Bộ và Trung Bộ.
Để phân định và gọi theo vùng miền hay từng tỉnh thì người ta phân định bằng "ca từ", bằng "âm giọng" bằng cách "nhấn nhá""luyến lấy""ngân nga""rê giọng",... mà chỉ ở vùng miền này có thể hát hay từng tỉnh có thể hát được. Tuy chữ đọc thì giống nhau nhưng âm khi phát ra thì khác nhau chút đỉnh mà những nơi khác không dùng hay cách nhấn nhá, luyến láy của địa phương đó mà nơi khác không hát. Những bài dân ca miền Nam thì thường có chữ “má (mẹ), Bậu (em), đặng (được)…”, chữ “ê” đọc thành chữ “ơ”, dấu ngã đọc thành dấu hỏi,… nhưng nhìn chung thì vẫn là thoát thai từ lòng dân với đậm tính chất mộc mạc giản dị của họ.

Dân ca Nam Bộ rất phong phú về thể loại như: (Hò đối đáp)Lý (Lý Cái Mơn, Lý con Cúm Núm, Lý bông dừa, Lý con sáo Bạc Liêu...), Vọng cổ, Đờn ca tài tử, Hát ru (Ru bé ngủ ngon, Hát ru con..)Hát huê tình, Đồng dao (Úp lá khoai, Chặt cây dừa..)Nói thơ, Nói vè...
Hò đối đáp
        Hai thể loại tiêu biểu về dân ca Nam Bộ đó là  và , được các nhạc sĩ thường sử dụng làm chất liệu khi sáng tác ca khúc về Nam Bộ. Với một âm hưởng phóng khoáng, tự do, mang ít nhiều nhân tố "tự sự", chất liệu ca từ đơn giản, mộc mạc, vui tươi mà thấm đẫm nhiều nội dung ý nghĩa về tình yêu gia đình, quê hương, ca ngợi đức tính tốt đẹp,... Những ca khúc ấy thường được hát ru con của những người mẹ, hay trong những buổi lao động mệt nhọc để động viên nhau và trong tình yêu đôi lứa, tình cảm giữa người với người...
Hòa tấu Dân ca
        Dân ca là một mảnh đất trù phú, một kho tàng âm điệu vô tận, nơi tập trung của tất cả những nhân tố thể hiện trực tiếp nhất, sinh động nhất tính cách dân tộc của một địa phương hay một dân tộc nào đó. 
Dân ca thể hiện ở nhiều lứa tuổi
        Và nền âm nhạc chuyên nghiệp với tất cả những hình thức phong phú muôn màu muôn vẻ của nó cũng đều bắt nguồn từ di sản dân tộc, từ vốn cổ truyền của thế hệ trước để lại. 

        Vì thế, tìm hiểu được kho tàng quý báu ấy đã là một chuyện không dễ, nhưng cái khó hơn hết, cái quyết định hơn hết là cần phải biết gạn đục, khơi trong, phải biết chọn lọc, lấy ra cái gì "tinh" nhất để phục vụ tốt cho cái hiện tại. Đó là vấn đề rất thiết yếu mà các nhạc sĩ nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn, huấn luyện, không riêng cho một địa phương nào, đều nhận thấy trách nhiệm của mình trước nhân dân trong việc xây dựng một nền văn học nghệ thuật tiên tiến có tính chất dân tộc và tính nhân dân sâu sắc. 
Sóc Trăng (sưu tầm)

xem

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Chuồn chuồn

Loài Chuồn chuồn 
Chuồn chuồn thời tiền sử khổng lồ
     Chuồn chuồn (Odonata) là bộ côn trùng, khoảng 4.500 loài hiện được biết tới, chia thành hai nhóm lớn: Chuồn chuồn ngô (Anisoptera) và Chuồn chuồn kim (Zygoptera), khác nhau chủ yếu ở tư thế của cánh khi đậu và hình dạng của ấu trùng. Chuồn chuồn thuộc lớp sâu bọ của ngành chân khớp.
    
     Chuồn chuồn có đầu tròn và lớn so với thân. Râu nhỏ, có hai đốt và một lông nhỏ dài phân đốt. Cơ quan miệng kiểu nghiền, 3 cặp chân có thể bắt mồi dễ dàng trong khi bay.
     Đôi mắt kép ở hai bên. Đôi mắt của chuồn chuồn được ghép bởi 300.000 vật kính (giống như thấu kính) và trở thành loài côn trùng có tầm nhìn tốt nhất trong giới động vật. Mỗi vật kính thu nhận một hình ảnh riêng được xử lý bởi 8 đôi tế bào thần kinh thị giác có nhiệm vụ kết hợp hàng nghìn hình ảnh lại với nhau để tạo nên một hình ảnh toàn diện nhất. Các yếu tố cảm biến hình ảnh cùng nhau được tích hợp trong bộ não của con vật. 
Đôi mắt kép của Chuồn chuồn
     Hai cặp cánh hai bên giống nhau, dài, mỏng và gần như trong suốt, và cử động độc lập nhau. Hệ gân cánh rất dày, nhiều gân gạch ngang chằng chịt, phức tạp, cuối bờ trước của cánh thường có mắt cánh là bộ phận điều chỉnh triệt tiêu rung động cơ học, đảm bảo cho cánh vững chắc. Tốc độ tối đa của chúng là từ 32km/h đến 65km/h.
Đôi cánh của Chuồn chuồn
      Phần thân bụng dài, chân mảnh hướng về trước.
     Phần phụ hậu môn ở đốt bụng thứ ba, thứ tư (ở con đực), thứ hai (ở con cái); cơ quan sinh dục ở đốt bụng thứ chín; cơ quan giao cấu thứ sinh ở đốt thứ hai (ở con đực).
Bụng và hậu môn của Chuồn chuồn
     Loài chuồn chuồn lớn nhất thế giới hiện nay là loài chuồn chuồn kim khổng lồ Trung Mỹ, Megaloprepus Coerulatus và Anax strenuus, một loài chuồn chuồn đặc hữu của quần đảo Hawaii
Chuồn chuồn kim khổng lồ
      Trong quá khứ, đã từng có loài chuồn chuồn với sải cánh dài 60 cm, hóa thạch của nó có niên đại 285 triệu năm. 
Hóa thạch Chuồn chuồn ngô
      Chuồn chuồn là côn trùng có ích, là thiên địch ăn thịt nhiều loài sâu hại cây trồng và ruồi, muỗi, bướm. Ấu trùng Chuồn chuồn sống trong nước (gọi là con Cơm Nguội hay Con Mày Mạy) khoảng 5 năm ăn thịt các loại cá nhỏ hay nòng nộc, sau đó lột xác và trở trưởng thành Chuồn chuồn.
      Chuồn chuồn trưởng thành thì sống trên cạn khoảng 1 tuần, đẻ trứng dưới nước sau đó sẽ chết. Do vậy, người ta thường thấy các con chuồn chuồn trưởng thành sống gần các đầm hay ao hồ. Tuy nhiên cũng có nhiều loài sống cách xa môi trường nước.

Vòng đời tiến hóa của Chuồn chuồn

Ấu trùng Chuồn chuồn
Ấu trùng lột xác thành Chuồn chuồn sau 5 năm sống dưới nước
Sóc Trăng (sưu tầm)

xem

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Bạch tuộc


Loài Bạch tuộc
  
    Là loại sinh vật thân ngắn, mềm, hình ôvan (oval) thuộc bộ Octopoda sống dưới đáy biển. Có khoảng 289 đến 300 loài bạch tuộc trên thế giới, chiếm hơn 1/3 tổng số động vật thân mềm.

    Bạch tuộc có 8 chi dạng xúc tu (tám chân). Có thân thể mềm, không có bất kỳ vết tích nào của vỏ hoặc xương bên trong, như mực biển hay mực ống. Bạch tuộc có đến 3 trái tim. Hai trái tim bơm máu xuyên hai mang trong khi trái tim thứ ba bơm máu đi khắp thân thể.
    Bạch tuộc có vòng đời tương đối ngắn, có loài chỉ sống được 6 tháng. Loài bạch tuộc khổng lồ ở Bắc Thái Bình Dương có thể sống tới 5 năm trong điều kiện lý tưởng. Tuy nhiên, sinh sản là một trong những nguyên nhân gây ra sự ngắn ngủi của vòng đời: những con bach tuộc đực có thể chỉ sống được vài tháng sau khi kết bạn, và những con bạch tuộc cái chết không lâu sau khi ổ trứng nở.  
     Bạch tuộc là động vật rất thông minh, khả năng học hỏi và có hệ thống trí nhớ, bao gồm cả trí nhớ ngắn hạn và dài hạn. Bạch tuộc con hầu như không học hỏi gì từ hành vi của bố mẹ, và chúng cũng có rất ít những liên hệ với bố mẹ.
Ảo thuật gia Bạch tuộc thoát khỏi hộp kính
    Ở Anh, những loài động vật thân mềm như Bạch tuộc được coi trọng và bảo vệ bằng pháp luật như những loài động vật có xương sống khác.
    Ba cơ chế phòng thủ tiêu biểu của Bạch tuộc là phun mực, ngụy trang và tự tháo bỏ tua. Hầu hết loài bạch tuộc có thể phun ra một loại mực hơi đen và dày như một đám mây lớn để thoát khỏi kẻ thù.
Bạch tuộc ngụy trang với nhiều màu sắc
      Bạch tuộc ngụy trang nhờ vào những tế bào da chuyên dụng có thể thay đổi màu, độ mờ và tính phản chiếu của biểu bì. Những tế bào sắc tố chứa đựng màu vàng, cam, đỏ, nâu, hay đen; một số loài có 3 màu, số khác có 2 hay 4. Những tế bào thay đổi màu khác cũng có thể được dùng để liên lạc hay cảnh báo những con bạch tuộc khác. Loài bạch tuộc xanh có độc sẽ trở thành màu vàng sáng khi bị khiêu khích.
      Một số loài Bạch tuộc có khả năng tách rời tua của nó khi bị tấn công. Những cái tua đã rời ra đó sẽ đánh lạc hướng kẻ thù. Chúng có thể biến đổi thân thể linh hoạt và màu sắc của mình giống những con vật nguy hiểm để dọa kẻ thù.
                                                    Bạch tuộc ngụy trang
    Tua giao cấu của bạch tuộc đực, thường là tua thứ ba bên phải, sẽ tách khỏi bạch tuộc đực trong thời gian giao cấu. Những con đực chết trong vòng vài tháng sau khi giao cấu. Những con cái có thể giữ tinh dịch trong thân chúng cho đến khi trứng trưởng thành. Sau khi được thụ tinh, Bạch tuộc cái đẻ khoảng 10.000 đến 70.000 trứng (số lượng này tùy thuộc vào mỗi loại và mỗi cá nhân). Bạch tuộc mẹ chăm sóc dàn trứng, bảo vệ chúng khỏi những loài thú ăn thịt và thổi nước qua trứng để cung cấp ôxy trong khoảng năm tháng (160 ngày) cho đến khi trứng nở.
Trứng Bạch tuộc
    Bạch tuộc mẹ không ăn trong suốt thời gian trên. Sau khi trứng nở, bạch tuộc mẹ chết và những con bạch tuộc con còn là ấu trùng mất một thời gian trong đám sinh vật trôi nổi, chúng ăn cua bể và ấu trùng sao biển cho tới khi chúng đủ lớn và chìm xuống đáy đại dương. Ở một số nơi sâu hơn, Bạch tuộc con không trải qua quá trình này. Đây là một khoảng thời gian nguy hiểm cho những con bạch tuộc con vì chúng có thể bị những sinh vật khác ăn động vật trôi nổi tấn công.
Bạch tuộc con nở
     Bạch tuộc có thị lực rất tốt. Bạch tuộc di chuyển bằng cách bò hoặc bơi. Nhưng cách di chuyển chính của chúng là bò, thỉnh thoảng mới bơi. Chúng chỉ di chuyển nhanh khi đói hoặc bị đe dọa, khi đó Bạch tuộc lợi dụng sức đẩy của nước để tạo phản lực tiến về trước.
Bạch tuộc săn cá mập
      Kích thước của Bạch tuộc có thể rất lớn. Những con bạch tuộc bị nhốt có khả năng mở nắp bể của mình và sống ngoài không khí trong một khoảng thời gian. Chúng còn có thể bắt và giết một số loại cá mập.
Sóc Trăng (sưu tầm)

xem

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Canh chua cá Lóc (cá Quả)

Canh chua cá Lóc (cá Quả)

     Canh chua cá lóc (cá quả) có lẽ là một món ăn khá dân dã, quen thuộc trong cuộc sống của người dân Việt, đặc biệt là ở những miền quê, đồng ruộng, sông nước. Tuy nhiên, để có thể nấu món canh này thơm ngon đúng vị, không mùi tanh nồng khó chịu của cá, cũng cần có bí quyết.

     Nguyên liệu
Một số nguyên liệu nấu món canh chua các lóc
(Lưu ý: rau có thể tùy thích ở bạn, tùy theo số lượng người dùng)
- Cá lóc: 1 con khoảng 700 – 800g (chọn loại cá tươi, săn chắc để nấu canh ngon nhất)
- Dứa: ¼ quả
- Cà chua: 2 quả
- Đậu bắp: 5 quả
- Dọc mùng: 2 nhánh
- Giá đậu: 100g
- Me chua chín: 50g
- Hành lá, rau ngổ
- Gia vị: nước mắm, muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, tiêu bột, ớt, ớt bột, dầu ăn, củ hành, tỏi
Cách nấu canh chua cá lóc
- Bước 1 (sơ chế): Hành khô, tỏi: làm sạch, băm nhuyễn
  + Cá lóc: làm sạch qua muối, rửa sạch với nước, thái lát vừa ăn, cứa nhẹ trên mỗi lát để cá thấm gia vị. Ướp cá với ½ thìa hành tỏi băm nhuyễn, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa nước mắm, ½ thìa bột ngọt, ½ thìa dầu ăn, ½ thìa tiêu để khoảng 15-20 phút.

  + Dứa, đậu bắp: làm sạch, cắt lát xéo dài.
  + Cà chua: Rửa sạch, bổ múi cau.
  + Dọc mùng: Tước vỏ, cắt mỏng, bóp qua với một chút muối, rửa sạch, chần nhẹ với nước sôi, để ráo.
  + Giá đỗ: rửa sạch, để riêng.
  + Rau thơm: Làm sạch, thái mịn.
  + Me chua chín: Ngâm với nước ấm, dầm cho tan thịt me, bỏ hạt, chắt lấy nước.

- Bước 2:  Phi thơm 1 thìa hành tỏi băm nhuyễn với dầu ăn, cho thêm ½ thìa ớt bột để tạo màu. Cho cá vào đảo nhẹ rồi cho nước vào nấu canh, cho thêm nước me chua và thơm vào, bạn có thể hầm nước xương riêng thêm vào để canh thêm ngọt.
Bước 3: Đến khi nước sôi, dùng vợt vớt hết bọt phía trên để nước canh được trong. Nước sôi khoảng 3 phút, cá sắp chín tới, cho cà chua, đậu bắp, dọc mùng, giá đậu vào. Nêm thêm ¼ thìa muối, ½ thìa đường, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt sao cho vừa ăn.
- Bước 4: Khi thấy món canh đã chín tới, bạn tắt bếp, cho lá hành, lá ngổ và tiêu vào khuấy đều và múc ra bát thưởng thức.
   Món canh chua cá lóc là món ăn rất phù hợp và bổ dưỡng cho những bữa ăn hàng ngày của gia đình, đặc biệt là những bữa cơm vào thời tiết nắng nóng.
hoàn thành
   Chúc các bạn thành công!!
Sóc Trăng

xem

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Đầu máy xe lửa

Đầu máy xe lửa đầu tiên

     Năm 1712 người thợ rèn và là nhà phát minh Thomas Newcomen phát minh ra động cơ hơi nước.
     Đầu thế kỷ 18, James Watt (1736 - 1819). Nhà phát minh người Scottland, đã có nhiều cải tiến về máy hơi nước.
James Watt (1736 - 1819)
     Năm 1757 ông được phép mở một cửa hàng nhỏ chế tác dụng cụ là cơ hội để ông thực hiện các nghiên cứu của mình.
    Năm 1769, Nicolas Joseph Cugnot, một kỹ sư trong quân đội Pháp, là người đầu tiên đã hoàn thành được một chiếc xe tự động. Đó là một thứ xe kéo có 3 bánh và dùng hơi nước. Tại phía trước chiếc bánh xe đơn độc và cũng là bánh xe lái, có đặt một nồi tròn bằng đồng và hơi nước bốc ra từ đây. Rồi hơi nước được dẫn vào hai xy lanh và hai pít tông tác dụng vào hai bên bánh xe lái. Trong chuyến chạy thử, xe Cugnot đã chở được 4 hành khách và chạy với vận tốc 6 dậm một giờ.
                                  Nicolas Joseph Cugnot đã chế tạo một chiếc xe kéo súng đại bác
     Một người tiền phong nữa trong ngành xe tự động có tên là William Symington, thợ máy gốc Tô Cách Lan. Symington đã chế tạo được một xe 4 bánh chạy bằng hơi nước. Chiếc xe này trông giống như một đầu xe lửa chạy giật lùi vì nó gồm có phần hành khách ngồi tại phía trước tài xế và phía sau là nồi nước với ống khói.

    Năm 1786, một nhà phát minh khác người Tô Cách Lan tên là William Murdock, nhờ sửa chữa các máy hơi nước mà có nhiều kinh nghiệm về loại máy móc này. Murdock đã chế ra một xe 3 bánh chạy bằng hơi nước. 
     Nhưng sự tiến bộ về xe tự động thực ra là nhờ các công lao của Richard Trevithick, một người thợ chuyên về máy hơi nước tại mỏ Cornwall. Sau khi đã thử nhiều loại máy hơi nước và thay vì lắp chiếc máy vào loại xe ngựa thông thường, Trevithick lại đóng riêng một sườn xe thích hợp với chiếc máy hơi nước này. 
    Trevithick đã chế tạo được một chiếc xe lửa, cho xe chạy thử vào đêm hôm trước Lễ Giáng Sinh năm 1801. Trevithick là người đầu tiên làm ra xe lửa dùng máy hơi nước chạy trên quốc lộ tại nước Anh. Trong các năm kế tiếp, Trevithick đã đóng nhiều loại xe và vào năm 1804, một xe lửa của Trevithick gồm 5 toa, chở được 9 tấn sắt, 70 người và chạy được 15 cây số (9.5 dậm). Như vậy đây là thành công đầu tiên về đầu máy xe lửa trên thế giới.

     Tại Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 18, nhiều nhà phát minh đã nghĩ về loại xe dùng sức của hơi nước. Nathan Read đã lấy bằng phát minh vào năm 1788 về một nồi đun hình trụ và loại nồi nước này đã được nhiều người lấy mẫu. Read cũng chế tạo được một xe chạy hơi nước và đã cầu chứng.
    Một nhà phát minh người Mỹ khác cũng quan tâm tới năng lực của hơi nước là Oliver Evans, người sửa chữa bánh xe tại Philadelphia. Evans đã nhìn thấy khả năng của loại xe dùng sức mạnh của hơi nước. 
    Năm 1787, Evans xin tiểu bang Maryland cho độc quyền chế tạo và khai thác xe chạy bằng hơi nước. 13 năm sau, Evans chế tạo được một bộ máy hơi nước và đã dự định đem áp dụng vào loại xe chạy trên đường lộ nhưng Evans bị quần chúng phản đối nên đã bỏ qua ý tưởng này. Khi bênh vực kế hoạch của mình, Evans đã tiên đoán như sau: "Sẽ đến một ngày, dân chúng từ tỉnh nọ sang tỉnh kia bằng các toa tầu chuyển vận do hơi nước mà cũng nhanh như chim bay, tức là từ 15 tới 20 dậm một giờ. 
     Trên loại xe này khởi hành từ Washington vào ban sáng, hành khách sẽ dùng điểm tâm tại Baltimore, ăn cơm trưa tại Philadelphia và trong cùng một ngày, dùng cơm chiều tại New York". Vào năm 1804, khi mọi người tưởng rằng Evans đã quên các giấc mộng "điên khùng" thì nhà phát minh bướng bỉnh này lại sản xuất ra được một thứ sà lan (scow) bên dưới có các bánh xe và dùng một máy hơi nước đẩy xe.
     Tới khi nhiều loại xe cộ dùng năng lực hơi nước đã chuyển vận được thì nhiều nhà phát minh quay về cải tiến dần dần loại xe chuyển chở mới này. Các xe đầu tiên không có gì khác hơn là các xe ngựa được lắp máy hơi nước, chúng trở thành những "xe lửa" đầu tiên, vừa to lớn, vừa thô kệch và nguy hiểm, khiến cho dư luận dân chúng không muốn loại xe cộ này chạy trên quốc lộ. Các nhà chế tạo xe dùng hơi nước liền nghĩ tới việc thiết lập những con đường riêng, như vậy họ tránh được sự phản đối của các người dùng đường lộ và lại được tự do hoàn toàn. Sự tiến triển này khiến cho đường rầy xe lửa ra đời.

Sóc Trăng

xem

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

Động cơ hơi nước

Động cơ hơi nước

        Cỗ máy hơi nước đầu tiên của nhân loại do Thomas Newcomen phát minh năm 1712 đã giúp nước Anh đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nửa đầu thế kỷ 18, tạo điều kiện cho sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất.

Mô hình cỗ máy hơi nước Newcomen
      Thomas Newcomen chào đời vào ngày 24/2/1663 tại thành phố Darthmouth, hạt Devonshire (Anh). Vào thời đó ngành khai thác thiếc phát triển mạnh ở Darthmouth. Có tài liệu cho rằng ngay từ nhỏ ông đã học nghề thợ rèn. Khi lớn lên Newcomen buôn bán và chế tạo các công cụ bằng sắt dành cho ngành khai thác mỏ tại Darthmouth.
       Nhiều mỏ khai khoáng thời đó được đào sâu đến nỗi nước thường xuyên tràn vào, gây nên tình trạng ngập lụt. Để có thể tiếp tục khai thác than người ta phải tìm ra biện pháp bơm nước ra khỏi hầm. Thực tế ấy khiến Newcomen trăn trở. Ông muốn chế tạo một cỗ máy có khả năng bơm nước từ thấp lên cao. Năm 1712, Newcomen chế tạo thành công cái mà ông gọi là “cỗ máy không khí”, nhưng người ta thường gọi là cỗ máy hơi nước. Nhiều học giả ở thế kỷ 18 và 19 ghi lại rằng, ông đã mất 10-15 năm để nghiên cứu nó.
Hình vẽ thể hiện nguyên lý hoạt động của cỗ máy Newcomen. Chuyển động lên xuống của pit-tông được truyền sang máy bơm nhờ đòn cân bằng
       Nguyên lý hoạt động của cỗ máy Newcomen rất đơn giản. Hơi nước được đưa vào một xi lanh, buộc pit-tông chuyển động ra ngoài. Nước lạnh được phun vào pit-tông khiến hơi nước ngưng tụ và tạo ra môi trường chân không. Áp suất không khí buộc pit-tông quay trở lại vị trí ban đầu của nó. Sau đó hơi nước lại tràn vào xi lanh để tiếp tục chu trình mới. Công năng phát sinh từ chuyển động qua lại của pit-tông được truyền tới máy bơm thông qua một đòn cân bằng. Nhờ đó mà máy bơm có thể hút nước liên tục.
       Cỗ máy của Newcomen được sử dụng rộng rãi tại hàng nghìn mỏ than trên khắp nước Anh và cứu nhiều chủ mỏ khỏi cảnh phá sản. Nó giữ vị trí độc tôn suốt 3/4 thế kỷ cho đến khi John Smeaton rồi James Watt cải tiến động cơ hơi nước.
Một cỗ máy hơi nước Newcomen trong mỏ than
        Newcomen qua đời tại London vào ngày 5/8/1729. Do có công chế tạo cỗ máy hơi nước đầu tiên trong lịch sử nhân loại, ông được coi là người đặt nền móng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Phát minh của Newcomen đã giải quyết được cuộc khủng hoảng năng lượng trong thế kỷ 18, bởi nó cho phép người ta khai thác những mỏ than sâu mà trước kia họ không thể với tới do tình trạng ngập nước. Khi nhu cầu to lớn về than được đáp ứng, nền sản xuất của nước Anh phát triển mạnh mẽ và tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp. Nhưng cũng có nhiều nhà khoa học cho rằng, sự ra đời của máy hơi nước Newcomen đánh dấu kỷ nguyên mà trong đó con người lệ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Sóc Trăng

xem